Vợ chồng bạn đã ly hôn và quyền nuôi con không thuộc về bạn? Và bạn đang cần làm thủ tục để giành quyền nuôi con về phía mình? Nội dung bài viết dưới đây sẽ là nội dung quy định về Giành quyền nuôi con sau ly hôn để bạn tham khảo, tìm hiểu thông tin.
Nếu cần luật sư tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ về số Hotline: 0908 693 464. Công ty luật Tuệ Tâm Pháp, một trong những địa chỉ uy tín chuyên giải quyết hồ sơ ly hôn, sẽ giúp bạn nắm rõ hơn khi cần giành quyền nuôi con về phía mình.
Nếu một bên muốn giành quyền nuôi con, thì cả hai cần:
- Thương lượng về người trực tiếp nuôi con. Thương lượng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên với con.
- Nếu không thỏa thuận được, Tòa án sẽ dựa vào điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con mà hai bên cung cấp để ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi.
Những điều kiện nuôi con mà Tòa án quan tâm, gồm có:
- Điều kiện về vật chất như: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…
- Điều kiện về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ; giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.
Như vậy, để giành quyền nuôi con thì vợ chồng cần thương lượng với nhau, hoặc sử dụng điều kiện nuôi con để thưa kiện lên Tòa án.
Để thay đổi quyền nuôi con sẽ dựa vào luật của Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Khi đó, người vợ/chồng cần thực hiện thủ tục thay đổi quyền nuôi con, gồm các bước như sau:
- Bước 1: Thực hiện nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, làm việc;
- Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
- Bước 3: Thực hiện nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
- Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Dù rằng Tòa án đã ra quyết định quyền nuôi con thuộc về ai, kể cả với trường hợp đã thưa kiện và giành quyền nuôi con, thì quyền này không cố định tùy từng trường hợp và thời điểm. Vẫn có thể thay đổi người nuôi con sau khi có quyết định của Tòa án trong các trường hợp sau:
Khi cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con.
Nếu con trên 07 tuổi thì khi đổi người nuôi con phải hỏi ý kiến của con.
Cha hoặc mẹ có quyền yêu cầu nếu thấy người còn lại không còn đủ khả năng; điều kiện để chăm sóc và mang đến cho con lợi ích tốt nhất nữa.
Trường hợp cả cha mẹ đều không có đủ điều kiện để nuôi dạy con. Tòa sẽ quyết định trao quyền nuôi con cho người giám hộ.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng có những quy định cụ thể về:
Quyền của cha, mẹ với con sau khi ly hôn
Quyền thăm nom khi không trực tiếp nuôi con
Xử phạt khi vi phạm quy định về quyền nuôi con
Tất cả, được trình bày chi tiết tại mục: Giành quyền nuôi con khi ly hôn trên website chính thức của công ty luật Tuệ Tâm Pháp.
Thực chất, những quy định này rất nhiều, vì thế sẽ rất dài để các bạn tự tìm hiểu và đọc chúng. Với từng trường hợp cụ thể, bạn hãy liên hệ về số Hotline 0908 693 464, để được nghe luật sư tư vấn. Từ đó tìm hiểu thông tin được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Những thông tin khác đều có tại website: luatsudian.com Hoặc: https://luatsudian.webflow.io/